Thursday, March 28, 2013

Giới thiệu Thành Phố Đà Nẵng

Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư ba của lịch sử, đây là một tiền đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.
 
 
Đà Nẵng xưa

Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
 

Cảng thị Đà Nẵng

Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của thành phố.

Là một trong những cửa sông lớn của miền Quảng Nam (mở rộng về phương Nam), từ nhiều thế kỷ trước, kể cả khi Hội An còn đang trong thời kì phát triển rực rỡ vào thế kỉ XVII, cửa biển Đà Nẵng đã được đánh giá rất cao. Chúng ta từng biết bức tranh nổi tiếng của dòng họ Chaya Nhật Bản vẽ quang cảnh buôn bán ở Hội An. Nếu đúng như một giả thiết rằng cửa biển vẽ trong ấy là cửa biển Đà Nẵng với Ngũ Hành Sơn và con sông Cổ Cò thì không có gì ngạc nhiên khi cho rằng những chiếc tàu vượt đại dương, có trọng tải lớn, thiết bị kỹ thuật đi biển cao của các thương nhân Nhật Bản hoặc Trung Hoa đều phải lựa chọn lối vào là cửa Đà Nẵng thay vì cửa Hội An, vì ưu thế vượt trội của vịnh Đà Nẵng là nước sâu và có độ an toàn cao. Trên thực tế, từ thế kỉ thứ XVIII trở về sau, tiềm năng Đà Nẵng với tư cách là một hải cảng đã ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nó đối với khu vực.
 

Vịnh Đà Nẵng

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Từ thời điểm này trở đi, thay vì cửa Đại Chiêm như trước đây, các quan hệ về buôn bán, ngoại giao ngày một tập trung dần vào một đầu mối chính của miền Trung là cửa biển Đà Nẵng. Nhờ vị trí và vai trò ngày càng quan trọng với miền Trung, Đà Nẵng bắt đầu phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương như những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm sản, các dịch vụ thương mại liên quan.
 


Phố xưa Đà Nẵng

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa (concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế - tuy thị trấn này năm trong xứ Trung Kỳ.

Đầu thế kỉ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sữa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.

Tháng 3 năm 1965, Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật.

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt được nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.

Người Pháp khi tấn công vào Việt Nam, lựa chọn đầu tiên của họ là Đà Nẵng. Những người Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam cũng lựa chọn nơi này. Điều ấy chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên của lịch sử, mặc dù lịch sử ngoài những tất yếu, luôn ẩn chứa những yếu tố ngẫu nhiên. Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của Đà Nẵng do vị trí đầu tiên của mình đối với miền Trung, đối với cả nước có thể được khẳng định.

Nhìn trên bản đồ, Đà Nẵng rõ ràng là điểm cuối cùng của cả một khu vực rộng lớn. Phía trước mặt là biển cả. Phía sau là Tây Nguyên. Rộng hơn nữa là cả khu vực Đông Dương bao gồm cả Lào, Campuchia, một phần Thái Lan và Myanma. Ngày nay, việc hình thành hành lang kinh tế Đông – Tây liên quan đến cửa khẩu Lao Bảo, việc mở rộng quốc lộ 24B đi qua vùng ba biên Ngọc Hồi, và trong tương lai, nếu con đường trực chỉ hướng Tây đi qua bến Giằng, vượt cửa khẩu Đăc Tà Ốc nối Đà Nẵng với vùng cao nguyên Boloven màu mỡ được đầu tư xây dựng như trong một phác thảo đầy hứa hẹn của giới nghiên cứu lưu ý thời gian gần đây, thì rõ ràng, Đà Nẵng đã được đặt vào, và sẽ phát huy hiệu quả vị trí quan trọng trong việc giao lưu thương mại và văn hóa của cả khu vực rộng lớn vùng sông Mê Kông.

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hành không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên, là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây đi qua các nước Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam.

Từ năm 1997, khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong hơn 10 năm qua, Đà Nẵng đã liên tục thay đổi gương mặt của mình. Chưa bao giờ trong quá trình phát triển, Đà Nẵng quyết liệt như thế trong nhu cầu tự làm mới mình. Sự phát triển Đà Nẵng vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một thành phố đầu tàu có sứ mệnh liên đới trách nhiệm đối với miền Trung trong giai đoạn mới của đất nước.
 


Sân bay quốc tế Đà Nẵng

Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất và hiện là một trong những sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Seoul là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được đầu tư nâng cấp với tổng số vốn 84 triệu USD, đến năm 2012 công suất đón 4 triệu lượt khách/năm. Hiện nay sân bay Quốc tế Đà Nẵng vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý…nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng hai ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực Phillippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan…đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.

Là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15-20m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài 220m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu tàu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Vào những năm đầu thế kỉ 21, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với cảng Kỳ Hà, Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất nước, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
 


Cảng Đà Nẵng

Chỉ trong mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng đã khác trước nhiều. Những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.
 


Cầu Sông Hàn

Trước đây nhiều người từng than phiền cho sự manh mún già cỗi của công nghiệp Đà Nẵng, bây giờ mọi chuyện đã khác. Chủ trương lấy công nghiệp làm đòn bẩy phát triển, cơ cấu kinh tế Đà Nẵng có chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ phù hợp với xu thế chung của cả nước và những đô thị lớn. Để chuẩn bị cho một cuộc bức phá của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với vai trò đầu tàu của mình, những năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực cải thiện hình ảnh và vị thế của mình để đáp ứng yêu cầu chung của khu vực.

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20% /năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
 


Chợ Cồn

Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và Chợ Cồn; cùng với những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, đại siêu thị Big C (Vĩnh Trung Plaza), siêu thị Intimex, siêu thị Co.op Mart…Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.

Ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, Đà Nẵng hiện là trung tâm lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, với hơn 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần, liên doanh, và công ty tài chính đang hoạt động, cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn…
 


Công viên Phần mềm Đà Nẵng

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet…, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, điện hoa…Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH – 140Mb/s, mạng cáp quang SDH – 2,5bb/s tổng đài Toll AXE-10… các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm các nước trong khu vực.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba Di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Nhờ vậy Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh. Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả…Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng. Có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc …
 

Một góc thành phố nhìn từ bán đảo Sơn Trà
 
Đến Đà Nẵng du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bãi biển; có thể tận hưởng hưởng những dịch vụ lưu trú với chất lượng quốc tế tại các khu du lịch đạt tiêu chuẩn 4-5 sao như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa…hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước…

Tính đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng nhiều dự án du lịch được cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư hành tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án thu hút nhiều tập đoàn lớn như Vina Capital, Indochina Capital…đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp …

Đầu tư cho y tế, giáo dục bảo đảm cuộc sống có chất lượng cao cho người dân là một mục tiêu quan trọng trong những nỗ lực của thành phố này. Trong thời điểm hiện tại, Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phòng khám chữa bệnh tư. Đặc biệt, trong một quyết tâm rất cao, Đà Nẵng đã xây dựng và đưa vào hoạt động Bệnh viện Phụ nữ, kêu gọi sự đóng góp của nhiều thành phần xã hội đầu tư cho bệnh viện Ung thư, từng bước tạo điều kiện cho người dân thành phố và khu vực lân cận giảm nhẹ những gánh nặng về chi phí chữa bệnh khi đối đầu với những căn bệnh hiểm nghèo vốn lâu nay chỉ trông đợi vào những trung tâm y tế lớn ở hai đầu đất nước. Cùng với sự hình thành của trường đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), hiện nay, Đà Nẵng có 15 trường Đại học, học viện, 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.

Đại học Đà Nẵng hiện có 1890 cán bộ, công chức, trong số đó có 130 cán bộ giảng dạy. Chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao. Hiện nay, 20% cán bộ giảng dạy của trường có trình độ tiến sĩ và 70% có trình độ thạc sĩ.
Để tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ sức đảm đương nhiệm vụ dạy học nghiên cứu ứng dụng trong tương lai, những năm gần đây Đại học Đà Nẵng đã tuyển dụng thêm nhiều giảng viên mới và gửi ra nước ngoài đào tạo sau đại học bằng các nguồn kinh phí khác nhau.
 


Hợp tác quốc tế trong đào tạo tại Đại học Đà Nẵng

Theo đề án phát triển Đại học Đà Nẵng đến năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, sắp tới trên địa bàn thành phố sẽ có thêm một số trường đại học và viện nghiên cứu được thành lập như: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (Nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau Đại học…

Chú trọng đến việc đào tạo nhân lực lâu dài vì sự phát triển thành phố, hệ thống trường phổ thông các cấp ở Đà Nẵng được đầu tư đáng kể. Trong đó các trường phổ thông chuyên như Nguyễn Khuyến, Lê Quý Đôn được xem như là mũi nhọn chủ lực cho việc cung cấp đầu vào cho các trường Đại học. Những năm qua, từ những ngôi trường này, các thế hệ trí thức trẻ Đà Nẵng được ươm mầm và trưởng thành bước đầu có những đóng góp tích cực cho thành phố.
Trong quá khứ ở vào những thời điểm cam go và quan trọng nhất của lịch sử, người Đà Nẵng luôn biết tìm ra những cách ứng xử thích hợp nhất, đúng đắn nhất, có lợi nhất…cho sự tồn tại và phát triển của mình. Đà Nẵng ở đâu trong cuộc canh tân mới của đất nước, Đà Nẵng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển chung của miền Trung và với cả nước, câu trả lời không chỉ của riêng người Đà Nẵng.

Bây giờ, không chỉ những người từ xa đến, đi xa về, mà ngay cả những người đang sống trong lòng Đà Nẵng hiện nay đôi khi cũng tự hỏi là làm sao, bằng cách nào mà Đà Nẵng trong một thời gian không dài đã có thể nhanh chóng thay đổi được bộ mặt của mình.
 
 
Lung linh cầu Thuận Phước

Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng có điều dễ nhận thấy là đang có một quyết tâm chung, nỗ lực chung của mọi công dân thành phố, từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường, từ Đảng bộ thành phố đến các tổ chức Đảng, đoàn thể cơ sở… Giống như đã đứng trước nhiều biến cố quan trọng của lịch sử, sự đồng thuận xã hội trong đó có sự đóng góp to lớn của người dân đã làm thay đổi diện mạo thành phố, đem lại cho mảnh đất này một sức mạnh lớn lao, tạo đà cho những bước tiếp theo trên con đường phát triển đi về tương lai của thành phố.

Đứng bên bờ biển Đông quanh năm sóng vỗ, con người miền Trung vốn đã được thử thách từ trong bản chất có cứng mới đứng đầu gió. Từ xa xưa những chiếc thuyền vượt biển và thái độ ứng xử với biển của người Chăm cho thấy miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng từng là một xứ sở hùng mạnh về kinh tế biển.
 
 
Thiên nhiên và con người Đà thành
 
Ngày nay, không chỉ đứng đầu gió, người miền Trung đang đứng ở ngã tư của con đường giao lưu quốc tế từ Ấn Độ xuyên qua Thái Bình Dương. Thời đại hội nhập cùng với những cơ hội mới mở ra những chân trời cho những con tàu với nhiều tham vọng, Đà Nẵng sẽ phải là đầu tàu cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tiến ra biển lớn.

Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới và thách thức mới khi gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vươn ra biển lớn. Đà Nẵng từ xưa đến nay là một cửa biển lớn, cửa biển hiểu theo nhiều nghĩa, là cảng thị và cũng là vùng đất mở, vùng đất của hội nhập, phát triển. Đà Nẵng sẽ có nhiều thời cơ và cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực … Lịch sử hình thành và phát triển của Đà Nẵng bảo đảm một sự tin cậy. Những tín hiệu mới của thành phố này trong giai đoạn hiện tại càng bảo đảm cho sự tin cậy ấy. Con đường phía trước đòi hỏi phải nhiều phấn đấu nhưng Đà Nẵng sẽ phát triển vì sự sống còn của mình, và cũng để xứng đáng với vị thế của mình là thành phố động lực cho cả miền Trung và Tây Nguyên, xứng đáng với vai trò mà cả nước giao phó. 

,

Giới Thiệu Thủ Đô Hà Nội

      Hà nội ngày nay nằm trên cùng đất bồi tụ của ngã ba sông Hồng, sông Đuống, là vùng trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, bởi vậy sự hình thành vùng đất Hà Nội  cùng gắn liền với sự kiện tạo vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồng bằng Bắc Bộ.
      Hà Nội cổ 4000 năm trước từ thời vua Hùng dựng nước, là một vùng đất cổ của một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Căn cứ vào các tài liệu sử học và văn hoá dân gian thì đất Phong Châu là nơi vua Hùng đóng đô.
      Kinh đô nước Âu Lạc là Phong Khê nay là Cổ Loa - huyện Đông Anh, trải qua bao năm tháng, bao mùa lũ phù sa bồi đắp dần dần hồ đồng bằng đã trở thành đồng bằng. Vào thời ấy khu vực Cổ Loa là bãi bồi, bậc thềm của bờ sông Hồng, sông Ngũ Huyện,..Cổ Loa vừa là thung lũng, vừa là đê ngăn lũ cho kinh kỳ.  Trong tình hình địa lý thời bấy giờ không đâu sánh kịp Cổ Loa về địa thế thuận lợi cho một kinh kỳ.
      Từ thời khởi thuỷ Hà Nội cổ chỉ mới là một làng quê cổ nằm ven sông Tô Lịch. Làng quê này có cái tên huyền thoại Long Đỗ vào thời Hùng Vương, An Dương Vương.  Đến thế kỷ thứ năm khu làng gốc của đất Hà Nội cổ đã phát triển thành một huyện, một quận tên là Tống Bình vào thời nhà Tuỳ. Đến năm Giáp Tý (544) Lý Nam Đế, sau khi đánh đuổi thứ sử nhà Lương, lên ngôi vua đổi tên nước thành Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diêm Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng ngày nay) và dựng thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch thông ra sông Nhĩ Hà là đất phường Giang Khẩu hay Hà Khẩu (nay là phố Chợ Gạo – Hoàn Kiếm).
      Sang thế kỷ thứ VII Tống Bình trở thành trung tâm của nhà Tuỳ thống trị cả đồng bằng Bắc Bộ. Năm 621 nhà Đường thay nhà Tuỳ bắt đầu xây dựnga thành luỹ ở Tống Bình và năm 679 đặt ở đấy trụ sở của “An nam đo hộ phủ”. Đến thế kỷ thứ X, Tống Bình là thành luỹ chính của bộ máy đô hộ phủ phương Bắc, Trương Bá Nghi xây La Thành, Trương Chu đến Cao biền đắp rộng ra lấy bờ sông Tô làm hào tự nhiên. Hà Nội cổ từ đó mang tên Đại La thay cho Tống Bình.
      Sau 1000 năm ngoại thuộc, Ngô Quyền giành lại độc lập và trở về kinh đô ở Cổ Loa xưa. Đất nước chưa hoàn toàn thống nhất nên phải đóng đô ở Hoa Lư, một vị trí khuất, địa thế hiểm trở không có khả năng phát triển thành nơi đô hội. Đến triều đại độc lập thứ 3, Lý Công Uẩn đã hạ “chiếu thiên đô” năm 1010, lời chiếu nói rõ lợi của việc thiên đô là “cốt để mưu việc lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì rời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Năm 1010 Lý Công Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên là Thăng Long. Tục truyền khi thuyền ngự từ sông nước Hoa Lư cập bến Đại La, bỗng có Rồng vàng hiện lên trên sông rồi bay vút lên trời, vua Lý Thái Tổ cho đó là điềm lành nên nhân hình ảnh đó mà đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên.
      Từ năm 1010 – 1225 thời kỳ kiến thiết đất nước trên qui mô lớn và Thăng Long xây dựng xứng đang là quôc đô của một nước hùng cường mở đầu một thời kỳ văn hoá rực rỡ, văn hoá Thăng Long.
     Năm Mậu Thân 1428, nhà Lê lên ngôi vẫn lấy Thăng Long – Đông Đô là quốc đô nhưng đổi thành Đông Kinh (1430).
      Triều Mạc ngắn ngủi vẫn lấy Đông Kinh làm quốc đô, thời ấy lái buôn phương tây bắt đầu đến, tên Đông Kinh họ phiên âm ra tiếng La tinh là “Tonquin”. Còn trong dân gian thì “Kẻ Chợ” là tên gọi phổ biến cho đô thị Thăng Long – Đông kinh bấy giờ.
      Qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê kinh thành Thăng Long – Đông đô của nước Đại Việt đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Nền văn hoá Thăng Long tiêu biểu cho cả kỷ nguyên văn minh Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Thăng Long vừa qui tụ, vừa tập trung tinh hoa văn hoá cả nước, vừa toả sáng văn hoá ra cả nước. Sau hàng nghìn năm bị đế chế Bắc đô hộ, hơn 100 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. nhân dân Việt Nam mới giành được độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Thành phố rồng bay đã vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc phục hưng và phát triển văn hoá. Kể từ ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954) đến nay Hà Nội đã trải qua hơn 40 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành dưới sẹ lãnh đạo của Đảng. Ngày ấy đã cắm một mốc son sáng ngời, mở ra một thời kỳ mới cho Hà Nội trên con đường đổi mới và phát triển.  Hà Nội đã hoà nhập cùng đát nước, hoà nhập với khu vực và quốc tế để bước vào một thời đại mới, hứa hẹn những thắng lợi to lớn hơn trong sự nghiệp vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.  Hà Nội hôm nay là “chàng trai mười bảy” vươn vai Thánh Gióng trên thế tựa Rồng bay với hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ thuộc mọi ngành nghề khác nhau. Thủ đô Hà Nội đang bước vào thời kỳ phát triển và đổi mới. Mọi hoạt động xã hội đều chuyển theo cái trục kinh tế. Tuy nhiên Hà Nội ngày nay còn là hiện thân của ngàn năm văn hiến, của bản sắc văn hoá, là biểu tượng, là tinh hoa của đất nước.  

Du Lịch Sapa - Lào Cai

Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.
Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.
Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.
Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
Núi Hàm Rồng
Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Du lịch SaPa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.
Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng.
Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Chợ Sa Pa
Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.
Chợ Bắc Hà, Chợ Cốc Ly, Chợ Cán Cấu, Chợ Sapa, Chợ Mường Khương, Chợ Lũng Khấu Nhin, Chợ Pha Long, Chợ, Núi Hàm Rồng, Núi Fansipan, Bản Hồ, Bản Lao Chải, Bản Cát Cát, Bản Tà Phìn, Thác Bạc, Thời tiết Sapa, Văn hóa Sapa, Người Sapa, Thị trấn Sapa, Sự kiện Sapa, Thành phố Lào Cai 

Đọc thêm điểm du lịch Sapa ở link: http://dulich.tructuyenvietnam.com/diem-du-lich-sapa

Vịnh Hạ Long- Quảng Ninh

Vị trí: Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần phía tây Vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam giáp đảo Cát Bà, phía tây giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
Giá trị thẩm mĩ, Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc nhất vô nhị trên thế giới.
Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương... Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung... Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là "kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.
Giá trị lịch sử địa chất của Vịnh Hạ Long được đánh giá qua hai yếu tố: lịch sử kiến tạo và địa chất, địa mạo. Đặc trưng cơ bản của Vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng Vịnh, xói lở mạnh các bãi bằng sú vẹt, nước Vịnh trong hơn, mặn hơn và san hô phát triển. Quá trình ăn mòn của nước biển tích cực tạo nên các ngấn sâu làm tăng thêm vẻ đẹp kỳ thú độc đáo của địa tầng Carxtơ. Vịnh Hạ Long là kết quả của quá trình tiến hoá địa chất lâu dài. Du khách đến vịnh Hạ Long không chỉ đến với kỳ quan của thế giới mà còn đến với một bảo tàng địa chất quý giá được gìn giữ ngoài trời đến 300 triệu năm. Những hang động chính là bằng chứng sinh động về quá trình xâm thực của mực nước biển qua các kỷ địa chất. Môi trường địa chất vịnh Hạ Long còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.

Vịnh Hạ Long tập trung đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới và đặc biệt là hệ sinh thái tùng áng đặc thù.
Đến nay sơ bộ đánh giá hệ thực vật trong vùng vịnh Hạ Long có khoảng 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ. Trong tổng số 347 loài thực vật đã biết, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.
Các đảo tại vịnh Hạ Long có các loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loài cư trú trong hốc đá, và có tới 60 loài động vật đặc hữu. Hải sản Hạ Long được khai thác và nuôi trồng bao gồm bào ngư, hải sâm, sá sùng, tôm, cá, mực (mực ống, mực nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấy ngọc…
Vịnh Hạ Long còn là vùng đất mang trong mình những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn - nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12, có núi Bài Thơ lịch sử, và cách đó không xa là dòng sông Bạch Đằng - chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ Đồ Đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng...
Ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mĩ, theo tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về bảo vệ tự nhiên và văn hóa thế giới. Ngày 2/12/2000, tại Hội nghị lần thứ 24 tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh.
 

THÔNG TIN CẦN BIẾT:
Giá vé tham quan vịnh: 40.000 đồng/người/lượt.

Vận chuyển khách:
- Giá vé từ Hà Nội đến Hạ Long khoảng 60.000 đồng (đi xe khách).
- Giá xe ôm từ bến xe về khu du lịch Bãi Cháy trung bình là 15.000 đồng mỗi người.
- Bạn nên đi taxi nếu đoàn từ 3 người trở lên.
- Thuê thuyền đi thăm quan Vịnh Hạ Long. Bạn có thể liên hệ tại khách sạn, hoặc các công ty lữ hành để có thể được bố trí ghép thuyền nhằm tránh chờ đợi hoặc không được ghép thuyền phù hợp. Có thể chọn chuyến tham quan vịnh 3-4 tiếng; 6 tiếng hoặc qua đêm trên vịnh. Giá cả sẽ tùy theo loại tàu và thời gian tham quan trên vịnh.
Liên hệ đặt tour:
Có nhiều công ty giới thiệu các chuyến đi đến vịnh Hạ Long với mức giá khá cạnh tranh, tuy nhiên, giá cả phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ: chất lượng tàu thuyền, chỗ ở, xe cộ, thức ăn và hướng dẫn viên. Một số câu hỏi mà bạn nên hỏi trước khi đặt tour là:
- Đoàn
có bao nhiêu người sẽ đi trên xe ô tô tới Hạ Long?
- Trên thuyền ở Hạ Long, phòng có điều hòa nhiệt độ không?
- Các bữa ăn trên thuyền như thế nào?
- Thời gian du thuyền là bao nhiêu?

Wednesday, March 27, 2013

Khách Sạn Ở Hà Nội Giá Rẻ

Chào mừng quý khách đến với hệ thống Khách sạn ở Hà Nội giá r.
Đây là hệ thống đăng tải thông tin các Khách sạn ở Hà Nội giảm giá hàng ngày. Để kết nối giữa các chủ kinh doanh khách sạn ở hà nội và những khách tham quan du lịch, công tác... đến hà nội và cần chổ lưu trú, tuy nhiên có nhiều nhu cầu khác nhau từ mỗi quý khách, có người thì muốn chở sang trọng, cũng có người chỉ cần chở cực kđơn giản. Tuy nhiên tâm lý ai cũng muốn tìm được phòng khách sạn như ý nhưng với số chi phí thấp nhất có thể. Nắm bắt được nhu cầu đó, chúng tôi cho đưa ra các hệ thống thông tin khách sạn Hà Nội giảm giá hàng ngày. đây s là nơi đăng tải thông tin các khách sạn có số lượng phòng tồn và có khuyến mại đc biệt trong ngày. vì thế quý khách có nhu cầu tìm chở tại Hà nội thì qua đây quý khách sẽ tìm được chở như ý mà cực kỳ tiết kiệm được chi phí cho mình. Và để bảo vệ quyền lợi khách ở, chúng tôi chỉ cho đăng tải giá khuyến mại ứng với những khách sạn ở Hà Nội đã được kiểm duyệt về chất lượng và dịch v. Quý khách có thể tham khảo và liên hệ trực tiếp đến các khách sạn  mà mình đã lựa chọn và đặt phòng trực tiếp.
Một tiện ích vô cùng tiện lợi cho quý khách về việc đặt phòng khách sạn ở Hà nội giá r và hoàn toàn miến phí.

Chúc quý khách có chuyến đi tốt đẹp như mong đợi
.

Công ty Du Lịch Việt Nam

Chào mừng quý khách đến với hệ thống tổng hợp các công ty du lịch. Với hệ thống này, quý khách sẽ tìm được công ty du lịch ở mọi miền tổ quốc để lựa chọn chương trình du lịch phù hợp hay những chuyến đi mà chỉ có công ty du lịch ở vùng đó mới đáp ứng nổi, với hệ thống đăng tải thông tin công ty du lịch này. chúng tôi hy vọng mang lại sự tiện lợi cho quý khách đang tìm kiếm công ty du lịch.

Giới thiệu Blog Giá Tour Du Lịch

Chúng tôi thuộc Công ty TNHH Trực Tuyến Việt Nam, lĩnh vực du lich là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của công ty chúng tôi, chúng tôi cho ra blog Giá Tour Du Lịch nhằm cập nhật những chương trình tour và giá mới hoặc giảm giá khoảng thời gian mà công ty chúng tôi hoặc các công ty du lịch khách có thông tin giảm giá, nhằm tiếp cận tới quý khách và giới thiệu tới quý khách những dịch vụ du lịch mới mẻ nhất và tiện lợi nhất.